Sơn chống cháy là gì? Những điều cần biết về sơn chống cháy

Những vụ hoả hoạn liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây khiến nhiều người thiệt mạng và hư hỏng tài sản. Vì thế, chúng ta cần có những biện pháp nhằm phòng chống cháy hiệu quả giúp giảm thiểu được những thiệt hại khi xảy ra sự cố. Sử dụng sơn chống cháy như là một phương pháp tối ưu nhất mà ít người biết đến hiện nay. Vậy sơn chống cháy là gì? Hãy cùng TUMBLER tìm hiểu về sơn chống cháy là gì và những điều cần biết về loại sơn chống cháy này trong bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa sơn chống cháy là gì?

Có lẽ cái tên sơn chống cháy cũng giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về loại sơn này, đây là loại sơn được phủ lên bề mặt phòng cần chống cháy. Đây được xem như là một lớp áo bảo vệ bề mặt giúp hạn chế được ngọn lửa lan truyền trong thời gian dài. Ngoài những phương pháp trang bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy thì các công trình cần quan tâm nhiều hơn đến loại sơn chống cháy để bảo vệ kết cấu thép hiệu quả nhất.

Sơn chống cháy đóng vai trò quan trọng trong mọi công trình

Sơn chống cháy đóng vai trò quan trọng trong mọi công trình

Sơn chống cháy được cấu thành từ một số nguyên liệu phổ biến như hợp chất Acrylic, Alkyd, Epoxy, vỏ trấu và một số hoá chất phụ gia. Tính năng chính đó là cảm biến nhiệt độ, lớp sơn này sẽ phồng nở ngăn chặn nhiệt của ngọn lửa, làm ức chế lan toả quá trình cháy. Đồng thời, chúng sản sinh ra các khí không có khả năng bắt lửa, không độc hại nhằm duy trì kết cấu thép bên trong. Điều này giúp cho quá trình chống cháy có thể kéo dài 3-4 tiếng cho đến khi lực lượng cứu hoả đến.

Những bề mặt cần sử dụng sơn chống cháy

Một số bề mặt có thể sử dụng sơn chống cháy để mang lại hiệu quả chống cháy đó là bề mặt có kết cấu thép, ống thông gió, tường nhà hay bề mặt gỗ. Hầu hết những công trình xây dựng như nhà xưởng, khu chung cư, trường học, bệnh viện… đều sử dụng các vật liệu bằng kết cấu thép.

Nhưng nhược điểm của các kết cấu thép chính là không chịu được nhiệt độ cao. Vì thế, nếu không may xảy ra sử cố thì lượng nhiệt nóng dần sẽ khiến cho các kết cấu thép bị mềm ra và sập xuống. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tài sản mà tính mạng con người cũng rất nguy hiểm.

Ưu điểm của sơn chống cháy

Những nguy cơ cháy đổ luôn không lường trước được, đặc biệt là đối với khu công nghiệp, nhà xưởng sở hữu lượng máy móc lớn. Ngoài việc trang bị những thiết bị phòng cháy chữa cháy thì bạn nên quan tâm đến loại sơn chống cháy được sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay. Tùy theo nhu cầu chống cháy của từng công trình mà sơn chống cháy có thể chống cháy trong thời gian 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút hay 180 phút.

Sơn chống cháy có khả năng ngăn chặn sự di chuyển của lửa hiệu quả

Sơn chống cháy có khả năng ngăn chặn sự di chuyển của lửa hiệu quả

  • Rất dễ sử dụng và an toàn
  • Ứng dụng được cả trong và ngoài trời
  • Khả năng chịu nhiệt độ cao lên đến hơn 1000 độ C và thời gian chống cháy lên đến 3h
  • Giá thành hợp lý, giúp bạn tiết kiệm được tối đa chi phí trong vấn đề phòng chống cháy nổ

Quy trình thi công sơn chống cháy

Khi sử dụng sản phẩm sơn chống cháy thì bạn cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo chất lượng và phát huy tốt nhất chức năng của dòng sơn này. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh bề mặt: Bề mặt là phần vô cùng quan trọng, để giúp sơn có thể bám dính tốt thì bề mặt cần được làm sạch bằng phun cát kỹ lưỡng, các chất cặn bẩn được tẩy sạch và sau đó làm sạch với bàn chải, máy thổi bụi.
  • Tiến hành sơn lót: Phủ sơn lót vô cùng quan trọng nên cần đảm bảo phủ đều bề mặt sơn. Để thời tiết không làm ảnh hưởng đến quá trình sơn thì nên tiến hành thi công sơn trong nhà có mái che để không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như khả năng hao hụt sơn nếu trời mưa.

Sơn chống cháy bám được trên tất cả các vật liệu như sắt, tôn, tường…

Sơn chống cháy bám được trên tất cả các vật liệu như sắt, tôn, tường…

  • Tiến hành sơn chống cháy: Thực hiện khuấy đều dung môi sơn và sau đó tiến hành sơn lên bề mặt kết cấu. Thời gian chống cháy sẽ phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn, vì thế khi sơn phải rất cẩn thận.
  • Sơn lớp phủ PU chống cháy phía bên ngoài để bảo vệ tốt nhất cho lớp sơn chống cháy cũng như làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình của bạn.

Một số loại sơn chống cháy phổ biến & giá sơn chống cháy

Hầu hết những loại sơn dưới đây đều có chức năng phủ lên bề mặt kim loại, tường một lớp bảo vệ giúp kết cấu thép khỏi tác động từ lửa và chịu được nhiệt độ lâu hơn khi xảy ra sự cố không mong muốn. Cùng điểm qua một số loại sơn chống cháy phổ biến hiện nay:

Sơn chống cháy Kova

Loại sơn chống cháy Kova rất dễ sử dụng và thời gian thi công nhanh chóng. Cơ chế chống cháy Nano từ vỏ trấu làm cho quá trình chống cháy diễn ra dài hơn. Khi nhận diện được nhiệt độ >250 thì loại sơn này có cơ chế trương phồng lên gấp 120 so với bình thường. Cơ chế hoạt động hoàn toàn tự đồng tạo nên một bức tường lửa dày lên đến 120mm và khả năng chịu được ngọn lửa trong thời gian 150 phút.

Từ đó, ngăn cản khói gây ngạt cho người và động vật và hạn hết được tro bụi độc hại do đám cháy để lại. Đây cũng là loại sơn an toàn với con người và môi trường xung quanh. Để phát huy được hết tác dụng của sơn Kova, người ta thường sơn khoảng 3-4 lớp sơn với độ dày 3mm để đảm bảo an toàn.

Sơn chống cháy – Giải pháp chống cháy tốt nhất hiện nay

Sơn chống cháy – Giải pháp chống cháy tốt nhất hiện nay

Bạn có thể sử dụng sơn chống cháy Kova để bảo vệ các bề mặt gỗ, giấy, thép, tường, trần nhà hay cột bê tông cốt thép. Dưới đây là mức giá tham khảo của loại sơn chống cháy Kova:

  • Sơn chống cháy Kova cho kim loại: 375.882 VNĐ/ 1kg
  • Sơn chống cháy Kova cho thạch cao: 325.882 VNĐ/ 1kg
  • Sơn chống cháy Kova cho gỗ: 415.000 VNĐ/ 1kg
  • Sơn chống cháy Kova dạng vecni: 415.000 VNĐ / 1kg

Sơn chống cháy Hải Phòng

Sơn chống cháy Hải Phòng hay SHP WB, đây là loại sơn chống cháy hệ nước, thành phần chính là nhựa Polyvinyl acetate và các thành phần chống cháy có nguồn gốc từ Photpho và Nitơ. Các thành phần này hoàn toàn an toàn với con người và môi trường xung quanh.

Điểm nổi bật của loại sơn gốc dầu này là khả năng chống cháy lên đến 200 phút, độ bền cao và khô nhanh. Sơn gốc dầu có độ cứng cao nên sẽ không dễ bị ảnh hưởng bởi nước mưa trong quá trình thi công. Dòng sơn chống cháy này có giá chỉ từ 450.000 VNĐ/ 1kg.

Sơn chống cháy Rainbow

Với bề mặt kim loại và sắt thép khi được sơn chống cháy Rainbow sẽ có khả năng duy trì trạng thái từ 6-8 tiếng. Sơn chống cháy này có 2 thành phần giúp tăng khả năng chịu lửa ở nhiệt độ cao để xử lý dễ dàng các vật liệu chữa cháy với các bề mặt kim loại, sắt, thép…

Khâu sơn chống cháy là một khâu quan trọng trong thi công

Khâu sơn chống cháy là một khâu quan trọng trong thi công

Khi nhiệt độ khoảng 150 độ C thì sẽ phát sinh phản ứng. Đồng thời, tuỳ vào nhiệt độ tăng cao mà tốc độ phồng cũng sẽ hình thành tương ứng với sức nóng. Bề mặt sau khi sơn rất bằng phẳng và mỹ quan, có thể phối hợp thêm lớp sơn phủ nhiều màu sắc khác nhau. Mức giá tiền của loại sơn chống cháy Rainbow cao hơn so với các loại sơn khác đó là 1.000.000VNĐ/ 1kg.

Sơn chống cháy KCC firemask SQ

Đây là loại sơn Epoxy, khả năng duy trì trạng thái sẽ từ 6-8h ở nhiệt độ nóng chảy. Sản phẩm này có khả năng cách nhiệt vượt trội và đã được kiểm nghiệm, chứng nhận bởi bộ công an cục cảnh sát PCCC và CNCH Việt Nam.

Thành phần chính của sơn vao gồm epoxies, polyurethane, acrylic… Loại sơn này khá an toàn, ít mùi, gần như có thể được pha loãng hoặc làm sạch bằng nước lạnh. Bề mặt sơn nhẵn bóng và có màu trắng sau khi sơn xong. Sơn chống cháy KCC có khả năng chống cháy lên đến 120 phút.

  • Sơn chống cháy KCC Firemask SQ 250V có giá 2.540.580 VNĐ/ thùng 18L
  • Sơn chống cháy KCC Firemask SQ2300/SQ2000 có giá 2.264.435 VNĐ/ thùng 18L

Lưu ý: Giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liên hệ với Rexam để biết chi tiết, chính xác giá của các loại sơn chống cháy.

Sơn chống cháy đang ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng. Sử dụng sơn chống cháy là một giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất giúp phòng ngừa cháy nổ một cách hiệu quả. Hy vọng những thông tin Tumbler cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về sơn chống cháy để có thể thi công công trình của mình một cách hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan