Sơn 2K & những điều cần biết

Ngày nay sơn 2K (hay còn gọi là sơn pu 2K) được dùng nhiều trên các dòng sản phẩm như nội thất nhà ở bằng chất liệu gỗ công nghiệp hoặc các sản phẩm được đóng bằng gỗ tự nhiên để bề mặt của chúng luôn sáng bóng. Sơn 2K là lựa chọn tốt nhất cho các sản phẩm nội thất dân dụng của gia đình bạn và là sự lựa chọn thông thái dành cho các doanh nghiệp chế tạo. Vậy loại sơn 2K này cụ thể là gì, chúng có tác dụng ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sơn 2K là gì?

Sơn 2K là loại sơn gần giống như sơn PU thông thường và gồm 2 thành phần. Về cấu tạo thì chúng được kết hợp từ nhựa Acrylic Polyol và chất đóng rắn Isocyanate, một số đặc điểm nổi trội của sơn là nhanh khô, có độ bóng đẹp và độ cứng cao, bám dính tốt, giữ được độ trong và chống trầy xước cho các vật dụng được sơn, nhờ đó đồ nội thất luôn bóng đẹp và có độ bền lâu dài.

Tủ bếp được phủ một lớp sơn bóng 2K

Tủ bếp được phủ một lớp sơn bóng 2K

Bảng giá sơn 2k mới cập nhật

bảng giá sơn 2k

bảng giá sơn 2k

Các loại sơn 2K hiện nay trên thị trường

Sơn bóng 2K

Sơn 2K bóng là loại dầu bóng 2K được nghiên cứu và sản xuất hàng loạt dựa trên 2 thành phần cơ bản: dầu bóng và chất đóng rắn được trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ thích hợp. Khi sử dụng để sơn lên bề mặt nội thất, lớp sơn sẽ tạo ra một màng dầu bóng trong suốt, có độ bóng cao, bảo vệ cho các bề mặt gỗ, đá, sắt thép cũng như xe ô tô.

Sơn mờ 2K

Sơn mờ 2K là loại sơn rất thích hợp để sơn toàn phần và dặm vá cho ô tô – xe máy, đặc biệt, độ cứng của màng sơn rất cao nên giữ được độ chống trầy rất tốt.

Sơn mờ 2K là loại sơn gốc nhựa Acrylic Polyurethane 2 thành phần với độ phần trăm nhất định (50%, 75% và 100%), có độ mịn – dễ xử lý – và không ố vàng cũng như ảnh hưởng nhiều đến màu sơn của sản phẩm.

Các loại sơn 2K phổ biến trên thị trường hiện nay

Các loại sơn 2K phổ biến trên thị trường hiện nay

Ưu điểm vượt trội của sơn 2K

Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, sơn 2K đã cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các loại sơn thông thường ở một số đặc điểm sau:

  • Khả năng chống rỉ sét, tia cực tím vượt trội cùng với độ bền màu cao ở sơn 2K nhờ đó giúp không bị trầy xước bề mặt nên thường được dùng để làm sơn phủ cho các sản phẩm đồ gỗ như bàn ghế, giường, tủ, cầu thang… bằng gỗ tự nhiên.
  • Sơn có khả năng chống thấm nước cao, rất phù hợp để sử dụng phủ ngoài các sản phẩm gỗ cao cấp ngoài trời như cổng gỗ, lam gỗ, lót sàn ngoài trời…
  • Sơn 2K ít bị ố vàng, giúp gia tăng thời gian sơn lại sản phẩm cho người dùng.
  • Khả năng bám dính tốt trên mọi bề mặt vật liệu đã được sơn lớp sơn dầu.
  • Sơn 2K trong suốt không màu, khi dùng sơn 2K vẫn đảm bảo giữ nguyên được màu sắc vốn có của vật liệu.

Sơn 2K bóng đẹp cùng với nhiều ưu điểm nổi bật

Sơn 2K bóng đẹp cùng với nhiều ưu điểm nổi bật

Điểm hạn chế của sơn 2K

Bên cạnh rất nhiều ưu điểm vượt trội đã kể trên nhưng sơn 2K cũng có một số điểm hạn chế mà khách hàng cần lưu ý:

  • Thời gian sơn 2K khô chậm hơn so với các loại sơn khác. Từ đó kéo dài thời gian sản xuất và đẩy giá thành các sản phẩm sơn 2K lên cao hơn so với các sản phẩm PU thông thường.
  • Độ phủ bề mặt đều đẹp của sơn phụ thuộc vào bề mặt thi công và tay nghề thợ thi công.

Một số lưu ý khi sử dụng sơn 2K

Khi sử dụng sơn 2K chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo lớp sơn luôn bóng đẹp và không bị lỗ chỗ:

  • Sử dụng hỗn hợp sau khi pha trong khoảng thời gian tối đa 6 tiếng, bảo quản ở nhiệt độ 30oC.
  • Pha trộn sơn bóng 2K theo đúng tỉ lệ mà nhà sản xuất đã ghi trên bao bì, tỉ lệ pha loãng không quá 10% thể tích sơn nếu dùng chổi, cọ quét và khoảng 10 – 20% nếu dùng máy phun sơn.

Nắm kỹ các lưu ý giúp bạn có lớp sơn 2K hoàn hảo

Nắm kỹ các lưu ý giúp bạn có lớp sơn 2K hoàn hảo

Quy trình sơn 2K theo đúng tiêu chuẩn

Quy trình sơn 2K theo đúng tiêu chuẩn sẽ bao gồm 8 bước theo trình tự như chúng tôi nêu dưới đây:

Bước 1: Bả bề mặt giúp bề mặt nội thất cần sơn bằng phẳng, lắp các lỗ đinh vít đã bắt trước đó, các góc cạnh,…

Bước 2: Chà nhám lần 1 để bề mặt phẳng hơn. Bước này giúp sơn lót có khả năng bám dính tốt hơn.

Bước 3: Phun sơn lót lần 1 và chờ khô. Sơn lót giúp tăng khả năng chống ẩm, chống mối mọt.

Bước 4: Chà nhám lần 2. Ở giai đoạn chà nhám lần này để loại bỏ hầu hết các vết xước, vết sần sùi trên bề mặt gỗ.

Bước 5: Phun thêm một lớp sơn lót nữa. Do lớp sơn lót số 1 sẽ có phần phần bị rút vào bên trong lõi, do đó để đảm bảo thành phẩm có khả năng chống ẩm tốt nhất, bề mặt mịn và bền màu thì thợ phun sơn sẽ cho thêm một lớp sơn lót nữa.

Phun sơn lót lên bề mặt

Phun sơn lót lên bề mặt

Bước 6: Tiếp tục chà nhám. Đây là lần chà nhám cuối cùng và đảm bảo bề mặt đã phẳng mịn hoàn toàn, chuẩn bị sẵn sàng cho khâu tiếp theo.

Bước 7: Lên màu sơn. Ở giai đoạn này yêu cầu người thợ tay nghề cao để có thể phun lên những lớp sơn đều màu, mỏng và mịn. Lớp sơn càng mỏng sẽ càng bền màu và càng mang tính thẩm mỹ cao, nếu lớp sơn quá dày sẽ gây hiện tượng giòn sơn sau này.

Bước 8: Chờ khô trong 8 tiếng. Trong thời gian chờ khô, các thành phẩm phải được đặt trong các khu vực trống, hạn chế người qua lại để tránh tối đa bụi bẩn có thể bám vào làm ảnh hưởng đến bề mặt gỗ. Khi gỗ đã khô hoàn toàn thì mới có thể đóng gói và mang đến công trình cần thi công.

Qua bài viết trên đây, TUMBLER đã cung cấp cho các bạn đầy đủ những thông tin cần biết về sơn 2K – dòng sơn vô cùng phổ biến trên thị trường. Hãy liên hệ với TUMBLER – đơn vị thi công nội thất uy tín chất lượng khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội thất nhà ở nhé.

Bài viết liên quan