Đá tự nhiên là gì? Cách phân biệt đá tự nhiên chính xác nhất

Trước đây, chúng ta sẽ chỉ bắt gặp đá tự nhiên được ứng dụng vào các công trình lớn hay các công trình kiến trúc đồ sộ thì ngày nay đá tự nhiên được áp dụng ngay từ các ngôi nhà, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại,… Đá tự nhiên có tác dụng làm ốp lát cho các công trình, làm đẹp cho công trình đó. Vậy đá tự nhiên là gì? Cách để phân biệt đá tự nhiên chính xác nhất ở ngay bài viết này.

Đá tự nhiên là gì?

Đá tự nhiên là loại vật chất cấu tạo từ các khoáng vật tự nhiên và được hình thành theo nhiều cách khác nhau trong quá hình thành và tồn tại của Trái Đất. Hay được hiểu đơn thuần và dễ hiểu hơn, đá tự nhiên là sản phẩm hình thành theo tự nhiên, thiên nhiên, không do tác động của con người tạo nên. Sau này, đá tự nhiên được con người khai thác và chế tác thành các loại hình có nhiều kích thước cụ thể theo tính chất và mục đích sử dụng như đá lát sân vườn, đá lát vỉa hè, đá ốp tường…

Hình ảnh đá tự nhiên.

Hình ảnh đá tự nhiên.

Đá tự nhiên có từ khi Trái Đất vẫn chỉ là một quá bóng của khí khoáng. Khi các loại khí này hạ nhiệt, chúng được nén lại và củng cố tạo thành bề mặt Trái Đất như hiện nay. Tại thời điểm này, đá tự nhiên đã được hình thành.

Xem thêm: Các loại gỗ ốp tường đẹp, đang là xu hướng của năm 2022

Phân loại đá tự nhiên – Các loại đá tự nhiên phổ biến hiện nay

Đá tự nhiên có rất nhiều loại phổ biến và mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt về cấu trúc và màu sắc. Các loại đá dạng tấm thường được ứng dụng trong xây dựng và làm đồ nội thất. Có nhiều cách để phân loại đá tự nhiên ở khía cạnh khoa học, còn ở trong xây dựng thì phân loại dựa vào quá trình hình thành và nguồn gốc của đá. Dựa vào ứng dụng xây dựng, đá tự nhiên được chia làm 3 nhóm chính là: Đá Magma (đá dung nham), đá trầm tích và đá biến chất.

3 nhóm đá tự nhiên chính.

3 nhóm đá tự nhiên chính.

Dưới đây là các loại đá tự nhiên được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế nội thất.

Đá cẩm thạch (Marble)

Đá cẩm thạch (Marble) thuộc nhóm đá trầm tích, được cấu tạo từ canxi cacbonat, là thành quả từ những khối đá vôi sau một quá trình dài thay đổi nhiệt độ và áp suất. Đá cẩm thạch chịu được nhiệt, độ cứng tốt, thường được mài toàn phần, có độ sáng bóng cao và khá trơn. Đá cẩm thạch có 3 màu phổ biến là trắng, đen, xám; chúng thường có những đường vân lượn sóng rất đẹp.

Các loại đá cẩm thạch (Marble) phổ biến.

Các loại đá cẩm thạch (Marble) phổ biến.

Đá cẩm thạch rất đa dạng, các loại được biết đến rộng rãi là: Calacatta, Carrara, Bianco, Nero, Marfil, Emperador,… với các tông màu và đường vân khác biệt nhau. Đá cẩm thạch thường dùng để ốp lát các chi tiết trong ngôi nhà như: cầu thang, vách trang trí, nhà tắm, tường,…

Đá hoa cương (Granite)

Đá hoa cương (Granite) được cấu tạo từ thành phần chính là thạch anh, mica và fenspat. Chúng phải  trải qua quá trình tiếp xúc với dung nham (Magma) và các khoáng chất khác nhau tạo thành nên đá hoa cương thường được tìm thấy ở khu vực có núi lửa. Nhờ quá trình tiếp xúc với dung nham nên đá hoa cương có độ kháng khuẩn cao hơn hẳn với các nhóm đá tự nhiên khác. Cấu trúc của đá hoa cương là dạng tinh thể, từ mịn đến thô, kết cấu đặc nên đá có độ cứng cao, chống xước, chống thấm, trơn và có khả năng chịu nhiệt tốt.

Đá hoa cương thường được mài nhẵn hoặc mài bóng ứng dụng vào đa dạng các công trình xây dựng lớn nhỏ khác nhau như: khu vực công cộng, ngoài trời; ở trong nhà, đá hoa cương phù hợp để lát sàn, lát phòng bếp và nhà tắm.

Đá sa thạch (Sandstone)

Đá sa thạch (Sandstone) thuộc nhóm đá trầm tích, trong quá trình hình thành trầm tích, đá sa thạch được hình thành dưới dạng đá cát kết hợp với xi măng. Đá Sandstone có màu trắng, xám, đỏ, nâu và nâu vàng, chúng có khe hở nhỏ tự nhiên trên bề mặt.

Hình ảnh đá sa thạch (Sandstone).

Hình ảnh đá sa thạch (Sandstone).

Đá sa thạch thường được dùng để làm đá ốp tường, ốp lát khu vực sân vườn hay bên ngoài mặt nhà.

Đá xanh (Bluestone)

Đá xanh (Bluestone) hay còn được gọi là đá tự nhiên Bazan được hình thành do sự thay đổi của dung nham. Loại đá này thường có màu tối và kết cấu vô cùng cứng nên được sử dụng phổ biến làm gạch lát sàn trong nhà và cả ngoài trời.

Đá phiến (Slate)

Đá phiến thuộc nhóm đá trầm tích, hạt mịn, các lớp đá đan xen và xếp chồng lớp, chúng được tạo ra khi trầm tích và đá sa thạch bị thay đổi bởi nhiệt và áp suất. Đá phiến cứng và khả năng chống chịu thời tiết tốt, chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, có độ thô ráp và chống trơn trượt nên chúng thường được dùng làm tấm lợp, gạch lát sàn, lò sưởi, mặt bếp, các khu vực hay chịu tác động của nước như: hồ bơi, nhà tắm, sân vườn.

Hình ảnh đá phiến (Slate).

Hình ảnh đá phiến (Slate).

Đá thạch anh (Quartzite)

Đá thạch anh (Quartzite) là dòng đá sa thạch trải qua quá trình nhiệt và nén, là một loại đá cứng, ít tạp chất, hầu như không thấm nước, chống ố tốt hơn đá hoa cương và bề mặt lấp lánh nhờ các hạt thạch anh. Chúng thường có màu trắng, xám, xám đen và thường được dùng để lát mặt bếp, mặt bàn, ốp lát tường,…

Hình ảnh đá thạch anh (Quartzite).

Hình ảnh đá thạch anh (Quartzite).

Đá mã não (Onyx)

Đá mã não (Onyx) thường tìm thấy nhiều ở khu vực các hang động, loại đá này ít phổ biến hơn so với các loại đá kia. Đặc trưng nổi bật là có thể xuyên sáng, trong, màu sắc sống động đa dạng, tính chất mềm, xốp và có thể bị ố. Người ta thường chọn đá mã não khi muốn tạo điểm nhấn cho sàn hoặc các chi tiết ốp trang trí.

Đá vôi (Limestone)

Đá vôi (Limestone) thường có màu ngà, xám hoặc nâu. Độ cứng từ thấp đến trung bình, kết cấu dày đặc, mịn, không có lỗ rỗng. Đá vôi phù hợp để lát sàn, ốp mặt tiền, cột nhà,…

Hình ảnh đá vôi (Limestone).

Hình ảnh đá vôi (Limestone).

Đá Travertine

Đá Travertine cũng thuộc dòng đá vôi nhưng đặc trưng riêng là chúng có các lỗ rỗ hay rãnh nhỏ trên bề mặt, thường được gia công lấp đầy trước khi mài hoặc đánh bóng. Đá Travertine để lát sàn nhà, ốp tường, sử dụng cho các khu vực trong nhà và các vật dụng phòng tắm.

Hình ảnh đá Travertine.

Hình ảnh đá Travertine.

Cách phân biệt đá tự nhiên chính xác nhất

Dựa vào vân đá và các vết rạn trên bề mặt của đá

Như đã nói ở trên, đá tự nhiên được hình thành trên bề mặt trái đất và trong lòng đất cách đây hàng triệu năm, vì thế bề mặt đá sẽ xuất hiện những vết lồi lõm không đồng nhất, những vân rạn bên trong lòng đá và có thể dính tạp chất từ những khoáng chất có trong lòng đá.

Nếu trên mặt đá xuất hiện một số vết vân rạn không đồng đều, trùng lặp và ngẫu nhiên ở thì chắc chắn đến 80% đó chính là đá tự nhiên. Sẽ có những viên đá có khá nhiều vân rạn nhưng tất cả những vân rạn đó đều giống nhau từ vân đá đến những vết hằn thì đó là đá nhân tạo, đá tự nhiên sẽ không có sự trùng lặp mỗi phiến đá sẽ có khác nhau.

Dựa vào màu sắc của phiến đá

Mặt sau của đá tự nhiên sẽ có màu xám trắng và vân rõ ràng, có những chấm đen giống vân đá ẩn. Ngược lại, vân đá nhân tạo sẽ sử dụng công nghệ ép bột đá nên vân đá sẽ không sắc nét.

Tại sao đá tự nhiên được nhiều người ưa chuộng?

Tuy đá tự nhiên có giá thành cao hơn so với gạch, gỗ hay sành sứ nhưng vẫn được rất nhiều người ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao và nét hiện đại của chúng mang lại cho không gian sống. Đá tự nhiên cũng có độ bền cao hơn gỗ, màu sắc sáng và trẻ trung hơn. Với khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió mùa, có ánh nắng chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao như Việt Nam thì việc sử dụng đá tự nhiên để xây dựng, trang trí và làm nội thất là sự lựa chọn hoàn hảo bởi độ bền cao và tính chất chống chịu nhiệt tốt. Hơn nữa, theo phong thủy, đá tự nhiên còn có tác dụng trừ tà khí, mang lại may mắn và sức khỏe cho gia chủ.

Hình ảnh căn nhà sử dụng đá tự nhiên làm vật liệu xây dựng và thiết kế nội thất.

Hình ảnh căn nhà sử dụng đá tự nhiên làm vật liệu xây dựng và thiết kế nội thất.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn dễ dàng nhận biết được đá tự nhiên và các loại đá tự nhiên phổ biến ngày nay. Chúc các bạn xây dựng được một không gian tuyệt mỹ từ đá tự nhiên, hãy liên hệ TUMBLER để biết thêm chi tiết và thiết kế nội thất từ đá tự nhiên hiện đại và sang trọng.

Bài viết liên quan