Cách phân biệt gỗ Plywood (hay còn gọi là gỗ dán) đạt tiêu chuẩn

Nói về chủ đề về gỗ thì không bao giờ thiếu bởi gỗ có rất nhiều loại và công dụng khác nhau. Những công dụng phổ biến nhất của gỗ vẫn là trang trí và thiết kế nội thất. Gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán cũng được nhiều người quan tâm, bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn biết gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán là loại gỗ nào, cấu tạo ra sao và cách phân biệt chúng đạt tiêu chuẩn.

Gỗ Plywood (hay còn gọi là gỗ dán) là gì?

Gỗ Plywood có rất nhiều tên gọi khác nhau, đó là gỗ dán, ván ép, ván dán. Gỗ Plywood thuộc dòng gỗ công nghiệp, là tấm vật liệu được ép từ nhiều lớp gỗ tự nhiên dạng mỏng khoảng 1mm vào với nhau. Các lớp gỗ này gọi là Veneer, được sắp xếp vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp, rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao bằng keo Phenol hay Formaldehyde, sau đó được ép bằng máy ép thủy lực tạo ra ván gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán, ván ép.

Gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán là loại gỗ rất bền, có khả năng chống thấm nước, chống cong vênh và ít chịu tác động của nhiệt. Vì các lát gỗ mỏng xếp theo phương vuông góc nên chúng có lực kéo rất tốt.

Hình ảnh gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán

Hình ảnh gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán

Lịch sử hình thành và phát triển của gỗ Plywood

Gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán được coi là loại gỗ công nghiệp được phát minh ra đầu tiên. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết đầu tiên của gỗ Plywood từ trong các lăng mộ Pharaoh tại Ai Cập vào khoảng 3500 năm trước Công Nguyên. Khoảng một nghìn năm trước, người Trung Hoa đã biết bào mỏng gỗ và dán chúng lại với nhau để ứng dụng trong thiết kế nội thất. Còn người Anh và người Pháp xưa cũng đã ứng dụng dạng gỗ dán vào những thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII.

Năm 1797, Samuel Bentham là kỹ sư máy và kỹ sư đóng tàu người Anh, ông đã đăng ký bản quyền sáng chế đối với một số loại máy cắt mỏng gỗ. Trong đăng ký sáng chế của mình, ông đã mô tả khái niệm về việc dán các lớp gỗ cắt mỏng lại với nhau để tạo thành một tấm gỗ dày hơn.

Khoảng 50 năm sau, Immanuel Nobel, bố ruột của nhà khoa học nổi tiếng Alfred Nobel đã nhận ra rằng khi kết hợp các lớp gỗ tự nhiên mỏng lại với nhau thì sẽ tạo nên một tấm ván có độ bền cực kì tốt.

Năm 1905, tấm ván gỗ dán đầu tiên được xuất hiện tại triển lãm Hội chợ Lewis & Clark ở Phần Lan.

Năm 1928, các tấm ván dán với kích thước tiêu chuẩn 4 feet x 8 feet (1,2m x 2,4m) đầu tiên được giới thiệu tại Mỹ là một loại vật liệu xây dựng, nó có tên là gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán, ván dén, ván ép.

Hình ảnh gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán.

Hình ảnh gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán.

Thành phần cấu tạo của gỗ Plywood

Gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán có cấu tạo từ 3 thành phần chính, đó là:

  • Phần ruột (hay phần lõi): gồm nhiều lớp gỗ mỏng có độ dày khoảng 1mm.
  • Phần bề mặt: là lớp gỗ tự nhiên 100%.
  • Phần keo: là phần vô cùng quan trọng để tạo nên gỗ Plywood, các loại keo thường được sử dụng cho gỗ dán là keo Urea Formaldehyde (UF) và keo Phenol Formaldehyde (PF).

Cấu tạo của gỗ Plywood.

Cấu tạo của gỗ Plywood.

Nguyên liệu để sản xuất gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán thường là các loại gỗ như thông, bạch dương, trám, keo, bạch đàn.

Phân loại gỗ Plywood

Như đã biết, keo dùng để gắn kết các ván gỗ lại với nhau có 2 loại là keo Urea Formaldehyde (UF) và keo Phenol Formaldehyde (PF) và gỗ Plywood cũng chia làm 2 loại gỗ chính mang tên 2 loại trên, đó là:

  • Gỗ Plywood keo Phenol: Có độ cứng cao, bề mặt phẳng có khả năng chịu nước cực tốt. Chúng thường sử dụng trong xây dựng, công nghiệp đóng tàu hay trang trí sản phẩm nội thất.
  • Gỗ Plywood keo Formaldehyde: Có khả năng chống cong vênh, co rút và vặn xoắn đem lại hiệu quả tốt.

Ngoài ra, gỗ dùng để sản xuất ván ép còn được chia làm 4 loại gỗ phổ biến là Poplar Plywood (ván ép từ gỗ bạch dương), Walnut Plywood (ván ép từ gỗ óc chó), White OAK Plywood (ván ép từ gỗ sồi trắng), ASH Plywood (ván ép từ gỗ tần bì). 4 loại này đều có chung thông số như sau:

  • Kích thước tiêu chuẩn: 1220 x 2440mm (4 feet x 8 feet).
  • Lớp mặt: Poplar Plywood bóc tròn A/A, A/B Nhập khẩu.
  • Lớp lõi: Gỗ cứng rừng trồng (Keo, bạch đàn, cao su,…).
  • Keo: MR-Urea Formaldehyde tiêu chuẩn E0.
  • Độ dày: 3mm, 5mm, 7mm, 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 25mm.
  • Dung sai: trên dưới 3%.
  • Sản phẩm chống chịu được ẩm và nước lạnh.
  • Sản phẩm không chịu được tác động của nước sôi và mối mọt xâm hại.

Bảng giá gỗ Plywood mới nhất hiện nay

Bảng giá gỗ Plywood còn tùy thuộc vào kích thước, độ dày và tùy từng đơn vị sản xuất. Nhưng nhìn chung, Tumbler đã tổng hợp cho các bạn bảng giá trung bình và phổ biến của gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán trên thị trường như sau:

  • Kích thước 3 x 1220 x 2440mm (dày x rộng x dài): 145.000 VND/m2.
  • Kích thước 5 x 1220 x 2440mm: 225.000 VND/m2.
  • Kích thước 6 x 1220 x 2440mm: 265.000 VND/m2.
  • Kích thước 8 x 1220 x 2440mm: 325.000 VND/m2.

Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Anh/chị vui lòng liên hệ với nhà cung cấp để biết được giá của gỗ Plywood một cách chính xác nhất.

Tính chất vật lý và đặc điểm chung của gỗ Plywood

Mỗi tấm gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán khi đã được ép nhiệt đều có tỷ trọng trung bình là 600-700 kg/m3.

Khổ gỗ dán thông dụng: 1220 x 2440mm, 1160 x 2440mm, 1000 x 2000mm.

Độ dày mỗi tấm ván dán thông dụng là: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm.

Các lớp của một tấm ván dán thường được đánh theo số lẻ như 3, 5, 7, 9,… để cho tấm ván có một lớp lõi ở giữa, nhằm tạo ra hướng vân gỗ tương đương nhau ở hai lớp phía ngoài lớp lõi. Chính vì cách sắp xếp các lớp gỗ như vậy mà ván dán không bị cong vênh và co lại trong điều kiện thông thường.

Cách xếp các lớp ván dán.

Cách xếp các lớp ván dán.

Ưu và nhược điểm của gỗ Plywood

Sản phẩm nào cũng phải có ưu điểm và nhược điểm riêng của chúng, gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán cũng không ngoại lệ. Dưới đây là ưu, nhược điểm của gỗ Plywood các bạn cần phải biết:

Ưu điểm:

  • Có khả năng bám dính các loại đinh vít khi gia công cao.
  • Chịu được ngoại lực tác động, ít bị biến dạng, chống cong vênh kể cả khi thời tiết thay đổi thất thường.
  • Khả năng chống ẩm và chống mối mọt gây hư hại cực tốt, có thể sử dụng ở trong môi trường có độ ẩm cao.
  • Giảm thời gian xử lý nguội như sơn PU, chà nhám vì bề mặt tương đối mịn.
  • Những loại tấm dày còn có khả năng triệt ấm khá tốt.
  • Dù loại gỗ Plywood chỉ được cấu tạo từ những tấm gỗ ghép lại nhưng vân gỗ và màu sắc khá tốt, có tính thẩm mỹ cao và có thể ứng dụng nhiều trong cuộc sống.
  • Giá của gỗ Plywood so với những loại gỗ công nghiệp cùng loại khác như gỗ ghép và gỗ MDF cạnh tranh hơn nhiều.

Nhược điểm:

  • So với ván MDF hay ván dăm, giá thành của ván dán cao hơn.
  • Khi cắt ván dán, cạnh ván dễ bị sứt mẻ.
  • Nếu không được xử lý đúng tiêu chuẩn thì ván dễ bị cong vênh, bề mặt gồ ghề và dễ bị tách lớp khi ở môi trường có độ ẩm cao.
  • Màu sắc không đồng đều, không tự nhiên như các loại gỗ MDF và MFC.
  • Khả năng kháng mối mọt thấp khi xử lý không tốt trước khi ép ván.

Quy trình sản xuất gỗ Plywood

Quy trình sản xuất gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán khá phức tạp, nhưng bạn chỉ cần hiểu rõ 2 bước chính sau là đủ:

  • Bước 1: gỗ tự nhiên sẽ được gọt thành từng lát mỏng gọi là Veneer, sau đó đem tấm Veneer đi sấy khô rồi phân loại chúng.
  • Bước 2: Xếp chồng từng tấm lên nhau kết hợp với keo dán trước khi đưa rồi ép nhiệt với nhiệt độ cực cao.

Các loại vật liệu phủ lên gỗ Plywood

Tấm Veneer

Veneer là một lớp gỗ tự nhiên có đường vân và màu sắc đẹp mắt lát mỏng. Sau đó, được dán ép vào bề mặt ván. Giá thành của loại này cũng cao hơn so với các loại bề mặt nhân tạo khác. Tuy sở hữu tính thẩm mỹ rất cao nhưng ván dán ép Veneer lại có nhược điểm là không chịu được nước. Khi bị ngấm nước các lớp kết dính sẽ mất khả năng liên kết và dễ bong.

Hình ảnh tấm phủ Veneer.

Hình ảnh tấm phủ Veneer.

Tấm Melamine

Tấm Melamine là bột gỗ từ gỗ tự nhiên có thêm 1 số chất phụ gia nên cũng được xếp vào loại gỗ công nghiệp. Bề mặt gỗ Plywood phủ Melamine sẽ rất nhẵn, bóng và đẹp, đường vân rõ nét. Loại này có khả năng ngăn nước thấm xuống lớp cốt gỗ Plywood tốt nên có thể dùng khăn ẩm để vệ sinh khi sàn bị dính các vết bẩn nhẹ.

Hình ảnh tấm phủ Melamine.

Hình ảnh tấm phủ Melamine.

Tấm phủ Catania Laminates

Laminate sẽ được phủ lên gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán sau khi đã qua quá trình ép nhiệt nhằm tăng khả năng chống trầy, kháng ẩm tốt hơn cho gỗ Plywood. Ngoài ra, bề mặt của chúng trông mượt, vân đậm không đồng nhất nhưng đem lại tính thẩm mỹ rất giống gỗ thật. Bề mặt màu đen và màu trắng là 2 loại phổ biến nhất.

Hình ảnh tấm phủ Laminate.

Hình ảnh tấm phủ Laminate.

Cách phân biệt gỗ Plywood đạt tiêu chuẩn

Gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán là loại gỗ công nghiệp với quy trình sản xuất khá đơn giản nên ngày nay có các cơ sở sản xuất nhỏ cũng có thể dễ dàng bắt chước, tạo nên hàng kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn bằng phương pháp nhập gỗ Plywood từ nước ngoài hoặc từ các nhà sản xuất lớn có dây chuyền công nghệ hiện đại. Vì thế, Tumbler đã tổng hợp cách cách phân biệt gỗ Plywood đạt tiêu chuẩn bạn cần chú ý tham khảo.

  • Khi quan sát bằng mắt thường và cảm nhận bằng tay, gỗ Plywood tiêu chuẩn phải có bề mặt nhẵn, mịn đáp ứng được tính thẩm mỹ cao. Những tấm bị rỗ, còn dính lại nhiều sợi gỗ trên bề mặt là những loại chưa qua xử lý.
  • Các lớp lõi gỗ Plywood tiêu chuẩn phải có độ dày đồng đều, không lồi lõm khi có lực tác động. Những tấm có các lớp không đồng đều cũng dẫn đến tình trạng dễ cong, phồng vì không được phẳng tạo ra các khe hở cho gỗ giãn nở.
  • Các lớp gỗ Plywood tiêu chuẩn phải được dính kết chặt với nhau, không có khe hở đảm bảo sàn không bị bong khi ngấm nước hay chịu lực tác động
  • Bề mặt sàn gỗ phải mịn, đẹp, không có các vết nứt, rãnh.

Ứng dụng gỗ Plywood trong cuộc sống

Nhờ vào giá thành rẻ và chất lượng đảm bảo tốt, tính thẩm mỹ cao không thua kém gì gỗ tự nhiên mà gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán cũng được nhiều gia đình ưa chuộng, lựa chọn làm nội thất trong ngôi nhà của họ.

Gỗ Plywood được ứng dụng trong không gian phòng khách.

Gỗ Plywood được ứng dụng trong không gian phòng khách.

Gỗ Plywood được ứng dụng trong không gian phòng học, phòng làm việc.

Gỗ Plywood được ứng dụng trong không gian phòng học, phòng làm việc.

Xem thêm: Gỗ gụ và những ưu điểm của gỗ gụ trong thiết kế nội thất

Gỗ Plywood được ứng dụng trong không gian phòng bếp.

Gỗ Plywood được ứng dụng trong không gian phòng bếp.

Gỗ Plywood được ứng dụng trong không gian văn phòng

Gỗ Plywood được ứng dụng trong không gian văn phòng

Gỗ Plywood được ứng dụng trong không gian phòng ngủ.

Gỗ Plywood được ứng dụng trong không gian phòng ngủ.

Nhờ tính thẩm mỹ cao, nhiều ưu điểm vượt trội và giá thành hợp lý mà loại gỗ công nghiệp Plywood hay còn gọi là gỗ dán được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, ứng dụng được nhiều trong đời sống. Trên đây, Tumbler đã tổng hợp tất cả về gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán, nếu các bạn muốn tìm loại gỗ Plywood đạt tiêu chuẩn và thiết kế đẹp mắt thì hãy liên hệ chúng tôi TUMBLER luôn sẵn lòng phục vụ quý khách.

Bài viết liên quan