Những điều cần chú ý khi Nâng tầng nhà cũ

Nhiều gia đình muốn sở hữu một căn nhà sang trọng, đầy đủ tiện nghi nhưng không đủ khả năng để xây mới. Phương án thông minh chính là nâng tầng nhà cũ để có một không gian sống rộng rãi, thoải mái, khang trang và hiện đại hơn. Tuy nhiên, để khoác lên căn nhà một chiếc áo mới dựa trên nền móng cũ là điều không hề dễ dàng. TUMBLER xin chia sẻ một số lưu ý nên và không nên làm gì khi tiến hành cải tạo nâng tầng nhà, mời độc giả cùng tham khảo.

Những điều cần chú ý khi cải tạo nâng tầng nhà cũ?

Nâng tầng quá cao so với nền móng cũ

Mỗi lần nâng tầng, tuổi thọ căn nhà sẽ bị giảm đi đáng kể do trọng lực đè lên nền móng rất lớn, nguy cơ sụt lún, nghiêng nhà, thậm chí đổ nhà có thể xảy ra. Do đó cần tính toán khả năng chịu lực của nền móng cũ hợp lý rồi mới tính đến chiều cao tối đa căn nhà có thể xây.

Nâng tầng nhà cũNâng tầng nhà cũ – tạo diện mạo mới cho ngôi nhà của bạn

Không kiểm tra khả năng chịu lực trên thực tế

Như đã nói, khả năng chịu lực của nền móng tương ứng với độ cao tầng nhà và vật liệu xây dựng nên nó, vì thế cần tính toán kỹ càng trước khi tiến hành thi công. Tuy nhiên, cho dù đã thi công rồi vẫn nên xem xét, kiểm tra khả năng chịu lực trên thực tế của tòa nhà để chắc chắn các tính toán trước đó là chính xác, nếu có bất kỳ sai sót gì, ta hoàn toàn có thể phát hiện kịp thời và có phương án điều chỉnh thích hợp.

XEM THÊM:  Nội thất shop trang sức

Nên làm gì khi cải tạo nâng tầng nhà cũ?

Lựa chọn một chuyên gia hoặc một đơn vị chức năng để thẩm định kết cấu căn nhà

Nếu bạn là chủ nhà và có kinh nghiệm trong sửa nhà thì đây là chuyện rất dễ dàng với bạn. Nhưng hầu hết mọi người không có vốn am hiểu sâu về kiến trúc xây dựng, việc thẩm định căn nhà là điều rất khó khăn. Lúc này, lời khuyên được đưa ra là hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người có chuyên môn trong ngành.

Nâng tầng nhà cũThẩm định kết cấu ngôi nhà trước khi sửa chữa

Họ sẽ giúp bạn thẩm định xem kết cấu của ngôi nhà có đủ lực để nâng tầng, nền móng có vững chắc hay không, nên và không nên làm những gì. Kiến trúc sư sẽ dựa trên bản vẽ thiết kế căn nhà cũ để tính toán khả năng chịu lực của nền móng cũng như xây dựng một bản thiết kế cho ngôi nhà cần cải tạo.

Gia cố cột và gia cố móng trước khi nâng tầng nhà cũ

Nhà đã xuống cấp dĩ nhiên khả năng chịu lực của các cột trụ và nền móng giảm đi rất nhiều, việc gia cố cột và gia cố móng lúc này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bạn không nên bỏ qua công đoạn này chỉ vì tiết kiệm chi phí vì nó liên quan đến tuổi thọ, độ bền và độ sự an toàn của căn nhà.

XEM THÊM: thiết kế nội thất shop trang sức

Nâng tầng nhà cũGia cố móng và cột kỹ càng

Lựa chọn một bản vẽ thiết kế nâng tầng phù hợp với nhà cũ

Đó là một bản thiết kế nâng tầng hiện đại nhưng không phá vỡ kết cấu của căn nhà cũ. Điều này giúp cho ngôi nhà của bạn bền vững, an toàn hơn và phù hợp thẩm mỹ hơn, quan trọng hơn hết là có thể tiết kiệm kha khá chi phí.

Lựa chọn những vật liệu nhẹ và bền nhất có thể

Việc giảm trọng lực của tầng nhà được nâng là rất quan trọng để đảm bảo cho nền móng vững chắc và có thể chịu được phần nhà mới cải tạo. Một trong những giải pháp hữu hiệu là lựa chọn vật liệu nhẹ, bền để giảm trọng cho căn nhà. Trong trường hợp này, có một số gợi ý như tường nhẹ hay gạch siêu nhẹ rất đáng để tham khảo.

Nâng tầng nhà cũLựa chọn vật liệu bền bỉ

Thông tin liên hệ dịch vụ sửa nhà TUMBLER

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT, THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TUMBLER:

Hotline: 0973 947 574 – 0764 470 485

Emaili: tumbler.vn@gmail.com

Địa chỉ: 142/1A, đường An Phú Đông 10, An Phú Đông, quận 12, tp. HCM

Bài viết liên quan