Tìm Hiểu Quy Trình Thi Công Nhà Xưởng Công Nghiệp Chuẩn Nhất

Quy trình thi công nhà xưởng hiện đại cần áp dụng các phương pháp công nghệ vào trong quá trình thi công. Hơn nữa, quá trình thi công nhà xưởng cũng cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn, yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng công trình. Cùng tìm hiểu các 3 giai đoạn thi công nhà xưởng: trước khi thi công, trong giai đoạn thi công và sau khi thi công ngay dưới đây.

Những điểu cần làm trước khi tiến hành thi công nhà xưởng

Trước khi tiến hành quy trình thi công nhà xưởng, các công tthi công nhà xưởng tại Tây Ninh, Long An, TP.HCM,… sẽ tiếp nhận các loại vật tư, vật liệu xây dựng theo đúng số lượng và chất lượng của bảng dự toán chi phí xây dựng. Vì lượng vật liệu xây dựng cho nhà xưởng rất lớn nên có thể sẽ xảy ra trường hợp bàn giao số lượng không chính xác, không đúng loại, hoặc vật liệu kém chất lượng như các loại bulong, ốc vít bị mòn, gỉ sét,… Đội ngũ kiến trúc sư sẽ thiết kế một bản vẽ sơ bộ cho nhà xưởng và trình bày thành 3 bản thiết kế gồm: bản vẽ toàn bộ mặt bằng, mặt bằng từng hạng mục và bản phối cảnh 3D. Công việc này sẽ giúp cho chủ đầu tư có thể hình dung và kiểm soát dự án.

Sau khi thiết kế bản vẽ nhà xưởng và trao đổi với chủ đầu tư, đội ngũ kiến trúc sư sẽ hoàn thành bản vẽ chi tiết và thể hiện chi tiết hạng mục cấu tạo nhà xưởng:

  • Phương án kết cấu móng
  • Bản vẽ khung thép tiền chế
  • Các nút liên kết
  • Quy cách đối với các loại vật liệu
  • Bản vẽ M&E (cơ khí và điện)
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm cho từng khu vực như khu xưởng sản xuất, nhà kho, văn phòng, nhà ăn,…

Song song với việc hoàn thành bản vẽ nhà xưởng chi tiết, chủ đầu tư và đơn vị chủ thầu cần phải:

  • Chủ đầu tư: Tiến hành xin giấy cấp phép xây dựng, cấp phép phòng cháy chữa cháy.
  • Chủ thầu: Lập bảng dự trù chi phí xây dựng cho từng đầu việc và khối lượng cụ thể.

Bản vẽ thi công, giấy cấp phép và bảng dự toán kinh phí sẽ là căn cứ nghiệm thi công việc xây dựng và khối lượng công việc sau khi hoàn thành dự án.

Quy trình thi công nhà xưởng công nghiệp chuẩn nhất

Thi công nền nhà xưởng

Thi công nhà xưởng Bình Dương sẽ bắt đầu bằng bước thi công nền (hay còn gọi là thi công nền móng) là bước đầu tiên trong việc tiến hành xây dựng nhà xưởng. Đây là bước vô cùng quan trọng bởi vì nền móng là bộ phận trụ của cả công trình nên phải đảm bảo độ bền chắc. Để thực hiện quy trình thi công nền nhà xưởng chất lượng, cần thực hiện theo đúng quy trình thi nền công nhà xưởng sau đây:

  • Bước 1: San lấp đất nền
  • Bước 2: Định vị trục tim
  • Bước 3: Đào móng hàng rào
  • Bước 4: Thi công móng và đà kiềng
  • Bước 5: Lu lèn nền đất
  • Bước 6: Lu nền đá cho xưởng
  • Bước 7: Thi công nền xưởng

Xây dựng khung thép

Giai đoạn lắp đặt, xây dựng kết cấu khung thép là một trong những quy trình thi công nhà xưởng vô cùng quan trọng của nhà xưởng bởi vì kết cấu khung thép được coi như xương sống của công trình. Cho nên, đơn vị thi công cần phải đảm bảo độ bền, chính xác, chịu lực của bộ khung thép. Để tăng độ chính xác và an toàn trong quá trình lắp đặt, chủ thầu cần áp dụng các đơn vị đo đạc hiện đại như máy đo kinh vĩ, máy chiếu laser,… Khung thép nhà xưởng gồm 2 phần chính:

  • Khung sắt, cột thép được gia trước ở nhà máy, sau đó được vận chuyển đến công trường
  • Xà gồ, giằng sẽ được lắp đặt sau khi phần khung sắt, cột thép được lắp đặt xong.

Tiến hành lắp đặt mái cho nhà xưởng

Sau khi phần khung thép được hoàn thành, đội ngũ thi công sẽ tiến hành quy trình thi công mái nhà xưởng. Giống với kết cấu khung thép, quá trình lắp đặt mái tôn đầu tiên cũng đòi hỏi độ chính xác vì nó là điểm mốc cho việc lợp các lớp tôn tiếp theo. Các tấm tôn phải đạt quy chuẩn: điểm nối gối lên nhau của các tấm tôn luôn nằm trên một đường thẳng và vuông góc với xà gồ.

Bên cạnh đó, nhà thầu cũng cần tính toán đến phương án làm mát nhà xưởng bằng bông cách nhiệt, hoặc sử dụng hệ thống thông gió giúp hạn chế khí nóng và khí lạnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào. Lớp bông cách nhiệt cần phải đảm bảo các mối nối thẳng, không bị gấp nếp hay nhăn nhúm.

Thi công xây dựng tường, lắp đặt vách trong nhà xưởng

Tùy vào nhu cầu và phần dự toán kinh phí xây dựng nhà xưởng, chủ đầu tư có thể dùng các vật liệu như tôn, gạch,…để lắp đặt vách và xây dựng tường nhà xưởng. Việc xây dựng tường và vách trong nhà xưởng phải được đảm bảo an toàn, chống cháy, chống gió và bụi,…Tấm Smartboard, tấm thạch cao Gypwall,…là những vật liệu chống cháy, cách nhiệt hiệu quả nên chủ đầu tư và nhà thầu có thể cân nhắc sử dụng.

Sau khi lắp dựng xong các vách ngăn, đội ngũ thi công sẽ tiến hành lắp dựng cửa ra vào, cửa sổ, cửa thông gió,…Đội ngũ kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lại các bulong đã bắt, điểm nối giữa các tấm tôn, khe hở ô cửa,…để tránh trường hợp bị dột hay bị hắt nước khi trời mưa.

Thi công và lắp đặt hệ thống nhà xưởng

Sau khi hoàn thiện phần kết cấu nhà xưởng, các công ty thi công nhà xưởng Bình Dương, Tây Ninh, Long An,… sẽ tiến hành thi công sơn nhà xưởng, lắp đặt hệ thống và cơ sở hạ tầng của nhà xưởng. Quy trình này nhằm đảm bảo các hoạt động tại nhà xưởng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đảm bảo được chất lượng sản xuất.

Tóm lại, thi công nhà xưởng là một phần quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Để đảm bảo chất lượng, quy trình thi công nhà xưởng từ nền móng đến hoàn thiện cần được thực hiện với độ chính xác cao, đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình. Các đơn vị thi công nhà xưởng tại Homemy luôn cam kết đảm bảo quy trình thi công an toàn và chất lượng.

Bài viết liên quan